Tỷ phú Jack Ma nói Alibaba phải đổi cách nhìn để vươn ra thế giới

Sau khi thành công với chuỗi cửa hàng tạp hóa, Alibaba quyết định thâu tóm thị phần trị giá 4.000 tỷ USD của ngành bán lẻ Trung Quốc. Đích mới là các cửa hàng bách hóa.

Trong buổi phỏng vấn với Bloomberg nhân dịp kỷ niệm 18 năm thành lập tập đoàn Alibaba, Chủ tịch Jack Ma, Phó chủ tịch Joseph Tsai và Giám đốc điều hành Daniel Zhang, cho biết doanh nghiệp ngày càng quan tâm phát triển các doanh nghiệp bán hàng online.

Ty phu Jack Ma noi Alibaba phai doi cach nhin de vuon ra the gioi hinh anh 1
Tỷ phú Jack Ma trả lời phỏng vấn của Bloomberg. Ảnh: Bloomberg.

Trước một tháng sau khi Amazon thu được 13,7 tỷ USD từ việc mua lại Whole Foods Market Inc., các nhà quản lý đã thảo luận chiến lược để đối phó với cạnh tranh, mục tiêu dài hạn và những thách thức mà công ty sẽ phải đối mặt. Chủ tịch Ma cho biết Alibaba cần phải tiếp cận cách tư duy khác với cách làm hiện tại, và thoát khỏi chiến lược “đầu tư vào cơ sở hạ tầng” để chiếm được thị phần lớn trong thương mại toàn cầu.

“Tôi nghĩ rằng khi bạn mới bắt đầu, quy mô nhỏ là hợp lý. Nhưng khi bạn lớn mạnh rồi, bạn cần những thứ quy mô hơn. Không phải cứ lớn là tốt, hay nhỏ là tốt, mấu chốt là sự kết hợp cả hai.

Để mang lại hiệu quả cao, bạn cần phải kết hợp mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhau.

Tuy nhiên, theo quy mô của Alibaba hiện tại, bạn không nên để lại mô hình lớn cho người khác, bạn phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng đang xây dựng”, tỷ phú Jack Ma nói.

 

Ty phu Jack Ma noi Alibaba phai doi cach nhin de vuon ra the gioi hinh anh 2

 

 

“Tương tự như khi leo núi, nếu đỉnh núi cao 1.000 m, chắc hẳn bạn sẽ hài lòng. Dưới 100 m, bạn nghĩ rằng mọi thứ đều ổn, nhưng khi ngọn núi cao tới 4.000 m, bạn chẳng còn dưỡng khí nữa.

Bạn không có bạn đồng hành, thậm chí không có ai để sẻ chia. Và bây giờ chúng ta đang ở độ cao 5.000-6.000 m, đó lý do tại sao chúng ta cảm thấy cô đơn”, ông nói.

Quan sát Tencent

Alibaba đang ngày càng cạnh tranh với tập đoàn Internet Tencent Holdings Ltd trong lĩnh vực thanh toán, điện toán đám mây và dịch vụ tài chính. Chủ tịch Tencent – Pony Ma và Jack Ma, đều mong muốn mở rộng ra ngoài thị trường Trung Quốc.

Theo báo cáo của Macquarie Research, Alibaba cũng đang trong trận chiến với Amazon vì tập đoàn này đang chạy theo mục tiêu tăng trưởng ở Đông Nam Á, với giá trị thương mại điện tử ở Indonesia dự kiến sẽ tăng lên đến 65 tỷ USD vào năm 2020 từ mức 8 tỷ USD hiện nay.

“Tôi cho rằng ngay cả Pony cũng không có trải nghiệm về toàn cầu hóa giống chúng tôi. Vì vậy, đối với tất cả mọi người, những trải nghiệm đó hoàn toàn mới mẻ.

Đối với Amazon, thương mại điện tử mới bắt đầu được 20 đến 25 năm, vì vậy không ai là chuyên gia cả, đặc biệt là khi tiến hành kinh doanh tại các quốc gia khác nhau. Chúng tôi là người mới. Cuộc cạnh tranh mà bạn nên lo lắng sẽ xảy ra ở các khu vực địa phương”, vị tỷ phú Jack Ma nói.

“Tôi đã đề cập nhiều lần trong nội bộ, rằng Alibaba bước ra ngoài thị trường Trung Quốc không có nghĩa là toàn cầu hoá Alibaba. Chúng tôi đang toàn cầu hoá cơ sở hạ tầng của ngành thương mại điện tử. Chúng tôi đang cố gắng hình thành hệ thống thanh toán trực tuyến, nền tảng cho vận tải và cơ sở hạ tầng điện toán đám mây”, Jack Ma nói.

“Chúng tôi đến đó để nói rằng họ cần hệ thống thanh toán, hệ thống quản lý logistic, và hệ thống cơ sở. Bây giờ họ có thể bán hàng trên toàn cầu. Chúng tôi quan tâm đến thương mại xuyên biên giới và thương mại điện tử.

Tôi không nghĩ rằng Tencent có thể làm điều đó. Trong khi chúng tôi đã làm việc với những hệ thống này được 15 năm. Có thể sẽ dễ dàng cho bạn khi thanh toán các khoản nợ, nếu bạn đang sử dụng ứng dụng WeChat mà nhiều người dân Trung Quốc cũng đang dùng. Nhưng khi bạn đến Ấn Độ, người Ấn Độ không sử dụng WeChat, có thể họ sẽ chẳng làm được gì nhiều”.

Ty phu Jack Ma noi Alibaba phai doi cach nhin de vuon ra the gioi hinh anh 3
Các thương vụ thâu tóm gần đây của Alibaba. Số liệu: Bloomberg.

Dữ liệu chính là dầu mỏ

Luật an ninh mạng của Trung Quốc ngày càng chặt chẽ hơn, đồng nghĩa với việc các tập đoàn công nghệ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn.

Theo JPMorgan Chase & Co., Alibaba đã trở thành nhà cung cấp công nghệ điện toán đám mây lớn nhất Trung Quốc, với doanh thu của lĩnh vực này được dự đoán chiếm 15% doanh thu của Alibaba vào năm 2021.

“Cách đây 9 năm, khi Alibaba chuyển mình từ một công ty thương mại điện tử sang một công ty về dữ liệu, chúng tôi đã có một cuộc chiến nội bộ gay gắt và cuối cùng, chúng tôi đã thay đổi. Vì vậy, chúng tôi đã không tự phong Alibaba là một doanh nghiệp thương mại điện tử suốt 9 năm qua rồi.

Tôi không biết làm thế nào chúng ta có thể kiếm ra tiền từ dữ liệu. Dữ liệu rất quan trọng với sự phát triển của con người trong xã hội. Nó được ví như dầu mỏ trong thế kỷ trước. Vì vậy, chúng tôi phải xử lý dữ liệu”, ông nói.

Chạy nhanh hơn khi tưởng sau mình có con hổ

Nhiều năm qua, Jack Ma đã xây dựng hình ảnh của mình như một chiến binh hạ gục những rào cản bảo hộ doanh nghiệp nhà nước. Ông được đề nghị giữ vai trò vực dậy các ngân hàng lớn, với dự án Alipay thông qua quỹ thị trường tiền tệ đã thu hút các khoản tiền gửi ngân hàng. Ông cho biết chính sách đối phó với chính phủ là “trước mắt, chứ không phải lâu dài”.

“Thật chua xót khi bạn bước vào lĩnh vực mới mà không thông thạo luật lệ. Họ nói, việc của tôi là quy định luật, không đổi mới. Cách tân là việc của bạn. Chúng tôi đã có nhiều trải nghiệm rất tệ, nhưng chúng tôi đã học được cách làm việc với cơ quan quản lý.

Chúng tôi đang đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước và đó là lý do tại sao rất nhiều ngân hàng Trung Quốc không ưa gì chúng tôi. Chúng tôi không nhất thiết phải quan tâm đến việc mua một ngân hàng để cơ cấu lại, nhưng vì chúng tôi đã giám sát họ quá lâu rồi, họ buộc phải thay đổi. Bạn sẽ chạy nhanh hơn bạn tưởng khi đằng sau mình là một con hổ”, Jack Ma nói.

Trải nghiệm người dùng

Ty phu Jack Ma noi Alibaba phai doi cach nhin de vuon ra the gioi hinh anh 4
Khách hàng chọn hải sản ở cửa hàng Hema Thượng Hải. Ảnh: Bloomberg.

Alibaba đang bỏ xa Amazon và các đối thủ khác trong trải nghiệm ứng dụng trong mua sắm với chuỗi cửa hàng Hema. Họ là các cửa hàng một cửa, nơi người dùng có thể thanh toán bằng ứng dụng trên điện thoại di động, nhận các khuyến cáo bằng cách quét mã vạch sản phẩm và có ngay đồ hải sản chế biến sẵn.

Các cửa hàng Hema cũng phục vụ như các trung tâm thanh toán cuối cùng, nơi hàng hoá đến tay người mua trong vòng 30 phút. Phó chủ tịch Tsai cho biết Alibaba đặt mục tiêu thông qua mô hình tương tự tại các trung tâm mua sắm.

“Mỗi lần bạn mua sắm trực tuyến thông qua cửa hàng Hema, sản phẩm sẽ đến tay bạn trong vòng 30 phút. Điều đó đòi hỏi kỹ thuật hậu cần (logistic) khác. Từ kiểm kê hàng hóa và mọi thứ đều phải khác biệt với cách chúng đang được vận hành hiện nay.

“Khi mua sắm ở các trung tâm, bạn có những ý tưởng giống nhau về vị trí của trung tâm thương mại để nó đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cửa hàng. Khi bạn không thích đến trung tâm mua sắm, bạn có thể đặt mua, nếu trung tâm mua sắm không xa nhà bạn, chúng tôi có thể giao hàng tận nơi. Các trung tâm sẽ bày bán nhiều chủng loại hơn, nhiều sản phẩm hơn: hàng tiêu dùng, đồ may mặc, hàng điện tử. Chúng tôi hy vọng sẽ mở thêm nhiều chủng loại hơn”.

“Chúng tôi không nhất thiết phải sở hữu những cửa hàng này. Chúng tôi đã tiến hành mua lại cửa hàng bách hoá Intime, để làm mẫu về một cửa hàng bách hóa trực tuyến. Nhưng tôi không nghĩ rằng, việc sử dụng vốn để mua thêm nhiều bất động sản như vậy là hợp lý. Chúng tôi sẽ tiếp tục cân nhắc các phương pháp hợp tác khác”, Tsai cho hay.

Alibaba và Tencent đã đặt cược những gì để có ngày hôm nay?

Để có được khối tài sản khổng lồ, 2 tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc không ngại mạo hiểm trong những lĩnh vực kinh doanh mới mẻ và hào phóng.

Giám đốc điều hành Zhang cho biết ý tưởng chuyển đổi các cửa hàng gần đó thành trung tâm cuối cùng sẽ tạo ra một tỷ kiện hàng được phân phối mỗi ngày thông qua hệ thống nền tảng của Alibaba trong tương lai.

Ông Zhang cho biết: “Nếu nhìn vào số lượng gói hàng do chúng tôi tạo ra, khoảng 55 triệu đơn một ngày, chúng tôi tin tưởng rằng con số ấy có thể lên đến 1 tỷ trong vài năm nữa.”

“Quy mô của các doanh nghiệp bán lẻ ở Trung Quốc là khoảng 30 nghìn tỷ NDT (4,6 nghìn tỷ USD). Câu hỏi là, làm thế nào lựa chọn được phương pháp giao hàng thông minh hơn? Bạn không cần có gói hàng trong tay rồi mang nó từ kho hàng đến thành phố khác cách đó 200 km. Bạn có thể phân phối từ cửa hàng gần người mua nhất. Cách này vẫn phân phối được rất nhiều đơn hàng và quan trọng là thuận tiện. Vì vậy, ngày nay, các hệ thống logistics cần được tích hợp vào hệ thống thương mại”, ông nói.

Hân Hân

Theo Bloomberg

Welcome to Young MarCom World

X