10 năm gia nhập WTO chúng ta được gì?

Đánh giá được mất của Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO, TS. Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cho biết: Chúng ta thua toàn diện trên sân nhà, chính sách vĩ mô chẳng khác nào thêm dầu vào lửa, ông làm tốt bị mang ra hành, ông nhăm nhăm trục lợi thì được lợi.

Đánh giá được mất của Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO, TS. Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cho biết: Chúng ta thua toàn diện trên sân nhà, chính sách vĩ mô chẳng khác nào thêm dầu vào lửa, ông làm tốt bị mang ra hành, ông nhăm nhăm trục lợi thì được lợi.

10 năm gia nhập WTO chúng ta được gì?

TS. Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Tham gia tranh luận tại Diễn đàn kinh tế 2016, ngày 12/10, TS. Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã đưa ra nhiều quan điểm thẳng thắn xung quanh câu chuyện “10 năm gia nhập WTO chúng ta được gì?”.
Theo đó, ông Du nhận định: 10 năm vào WTO chúng ta đã thua toàn diện trên sân nhà. Một lượng tiền khổng lồ đưa vào nền kinh tế, chúng ta không thiếu vốn nhưng điều đáng buồn, đáng lo ngại là lượng tiền lớn này là dành cho đầu cơ, kinh doanh tài sản, chứ không phục vụ cho sản xuất. Điều này đang làm méo mó động lực để phát triển nền kinh tế.
Lấy ví dụ cụ thể, ông Du đưa dẫn chứng, ông Du đã thống kê lại quy mô tiền gửi, tín dụng và cổ phiếu tăng mạnh trong 10 năm qua. Cụ thể, tiền gửi tiết kiệm, dư nợ cho vay và giá trị thị trường cổ phiếu trong giai đoạn 2006-2015 đã tăng lần lượt là 6,6; 6,6 và 5,9 lần để đến cuối năm 2015 có độ lớn bằng 121%, 111% và và 31% GDP.
Quy mô tiền gửi, tín dụng và giá trị thị trường cổ phiếu (nghìn tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2006

2015

2015/2006

Tăng trưởng (%)

Tiền gửi

772

5.096

6,6

23,3

Dư nợ cho vay

702

4.657

6,6

23,4

Giá trị TT cổ phiếu

221

1.298

5,9

21,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu của NHNN và UBCKNN (TS. Huỳnh Thế Du)
Ông Du cho rằng, do một số ít doanh nghiệp/cá nhân có mối quan hệ hoặc sở hữu các tổ chức tài chính để có thể huy động vốn rất nhiều và dễ dàng cho nên các hoạt động đầu cơ, mua bán, sáp nhập hay thâu tóm có cơ hội nảy nở, chúng có thể tạo ra suất sinh lợi rất cao nhưng cũng đầy rủi ro.
Trái lại, các đối tượng khác, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn phải chịu lãi suất rất cao. Với lãi suất cho vay thực dương ở mức 3,3% và tổng dư nợ bình quân tương đương 90% GDP thì phần lãi thực dương này đã tương đương với 50% số GDP tăng thêm.
“Một lượng tiền khổng lồ đã bị tiêu xài hoang phí đã tạo ra rắc rối của hệ thống tài chính và sự èo uột của các doanh nghiệp trong nước”, ông Du nói.
Cùng với hiện tượng trên là vấn đề thâm hụt ngân sách, không đủ chi thường xuyên; lực lượng lao động có kỹ năng của ta ở mức độ thất nghiệp cao;
Câu chuyện đô thị hoá đầy phi lý khi ông chủ sở hữu đất đai là người dân thật ra không được hưởng lợi trong quá trình đó mà lại bị mất đất, còn đối tượng hưởng lợi nhiều nhất lại là các nhà đầu tư nước ngoài (FDI).
Bởi vậy, khi cả xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động kinh tế của FDI đều phát triển tốt, “bùng” lên, thì doanh nghiệp trong nước phát triển èo uột, teo tóp lại.
Phân tích nguyên nhân của những vấn đề trên, ông Du cho biết: Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, là do “đổi động cơ” khi việc đầu cơ tài sản quá đơn giản.
Ví dụ như: Trước đó tôi là một người làm về taxi nhưng vì thu nhập thấp quá, nên tôi quyết định mang đi vay vốn đầu cơ bất động sản do được hậu thuẫn về cơ chế.
Chính chính sách vĩ mô 10 năm qua đã tạo ra hiện tượng này, giúp thêm dầu vào lửa, khi lượng tiền quá lớn và quá dễ dàng tiếp cận làm doanh nghiệp không còn chí thú làm ăn mà chỉ muốn trục lợi, nhà nước thì không kiểm soát được trên tầm vĩ mô.
So sánh với các quốc gia trong khu vực, ông Du cho rằng “Việc chi tiêu quá tay một phần là do cấu trúc thể chế và cách thức phẩn bổ ngân sách mang tính ban phát hay lấy lòng các địa phương.
Thu, chi và thâm hụt ngân sách bình quân giai đoạn 2006-2015 của một số nước 

Nguồn: Các nước khác lấy từ số liệu của EIU, Việt Nam tính toán từ số liệu thống kê chính thức (TS. Huỳnh Thế Du)

Theo ông Du, việc chính sách của Chính phủ tập trung vào ổn định vĩ mô hiện nay là đúng hướng nhưng cũng cần để ý tới câu chuyện công bằng và động cơ khuyến khích.
Ông đưa ví von việc này với việc thổi sao. Theo ông, cần cho những người thổi sáo tốt nhất được cây sáo tốt nhất, tránh tình trạng ngược như thời gian là người thổi sáo tệ nhất lại được nguồn lực ưu ái nhất, kể cả khu vực công cũng đang ở tình trạng ông làm tốt thì không được gì, còn người làm không tốt thì được thăng tiến.
“Nếu không làm được việc này thì câu chuyện tái cơ cấu hết năm này năm khác vẫn phải bàn và nền kinh tế khó ngóc đầu lên được”, ông Du nhấn mạnh.
Chia sẻ với những nhận định trên của ông Huỳnh Thế Du, PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện Trưởng Viện Kinh tế Trung ương cho biết: Ở ta có nhiều cái ngược và mấu chốt là thiết kế hệ thống động cơ ngược do thể chế yếu kém, không hỗ trợ cạnh tranh lành mạnh.
Cùng với đó cấu trúc doanh nghiệp xa rời nhau, không có sự dẫn dắt. Có lẽ chúng ta cần phải đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta có cấu trúc doanh nghiệp kì lạ như vậy?

NGUYỄN THOAN

Nguồn Bizlive

Welcome to Young MarCom World

X