Cách giáo dục trẻ của người Do Thái khiến cả thế giới khâm phục

Dân tộc Do Thái là một trong những dân tộc lâu đời trên thế giới. Dân số ở nước này chỉ chiếm khoảng 0.2% dân số thế giới nhưng lại nuôi dưỡng ra rất nhiều nhân tài kiệt xuất.

Trong thế kỷ 20, số người Do Thái đạt giải Nobel chiếm 1/5 số người đạt giải này trên thế giới. Trong 200 người nổi tiếng ảnh hưởng nhất tại Mỹ thì một nửa số người là người Do Thái. Trong số giáo sư đại học ở Mỹ thì người Do Thái chiếm 1/3; trong số Luật sư ở Mỹ thì người Do Thái chiếm 1/4; trong số nhà văn, nhà biên kịch, nhạc sĩ hàng đầu ở Mỹ có 60% là người Do Thái, một nửa số doanh nhân giàu nhất thế giới là người Do Thái, có 1/3 số triệu phú Mỹ là người Do Thái; trong 40 người giàu nhất nước Mỹ theo xếp hạng của Forbes có 18 người Do Thái, có 10 Nghị sĩ Thượng viện và 27 Nghị sĩ Hạ viện Mỹ là người Do Thái.

Ở dân tộc Do Thái, ngay từ khi con cái còn rất nhỏ tuổi, cha mẹ đã bắt đầu truyền cảm hứng cho trẻ để giúp chúng theo đuổi tri thức, tôn trọng trí tuệ, bồi dưỡng tính cách độc lập tự chủ, tinh thần tiên phong và sáng tạo của trẻ. Họ cũng để trẻ nhận biết tiền của, kích thích dục vọng truy đuổi tài phú của chúng, bồi dưỡng tác phong và cách sống cần kiệm cũng như năng lực giao tiếp xã hội, xử thế. Giáo dục chúng đối xử tốt với người khác, ứng xử hài hòa với người khác, tăng cường khả năng tự kiểm soát và dũng khí đối mặt với nghịch cảnh.

Nghi thức hôn lên cuốn Thánh Kinh

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Trong các gia đình người Do Thái, ngay từ khi con còn nhỏ, người mẹ sẽ mở cuốn Thánh Kinh ra và nhỏ lên đó một những giọt mật (mật ong). Sau đó người mẹ sẽ hướng dẫn con hôn lên chỗ mật được nhỏ trên cuốn Thánh kinh ấy. Dụng ý của nghi thức này là muốn nói với con rằng “sách vốn là mật ngọt”. Như thế sẽ giúp trẻ lưu lại một ấn tượng vô cùng tốt đẹp ngay trong lần đầu tiên tiếp xúc với sách. Điều đó cũng giúp trẻ cả đời vui vẻ với việc học và đọc sách.

Gia đình người Do Thái còn có một thói quen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là đặt sách phải đặt ở phía đầu giường. Nếu đặt ở phía cuối giường thì bị cho là bất kính. Những thói quen này đã khiến Do Thái trở thành một dân tộc yêu sách nhất trên thế giới.

Câu hỏi truyền thống trong gia đình Do Thái

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Trẻ em ở các gia đình Do Thái hầu như đều phải trả lời một câu hỏi: “Nếu có một ngày nhà của con bị cháy, tài sản của con bị cướp sạch, con sẽ mang thứ gì theo khi chạy trốn?”

Nếu trẻ trả lời là sẽ mang theo tiền bạc hay của cải thì người mẹ sẽ tiến thêm một bước mà hỏi câu: “Có một thứ không có hình dạng, không có màu sắc, không có mùi vị nhưng quan trọng hơn cả. Con có biết là thứ gì không?”

Nếu trẻ không trả lời được, người mẹ sẽ nói: “Con à! Thứ mà con phải mang theo không phải là tiền bạc cũng không phải là của cải, mà là trí tuệ. Bởi vì, trí tuệ là thứ mà bất kể kẻ nào cướp cũng không được. Con chỉ cần sống thì trí tuệ sẽ vĩnh viễn đi theo con.”

Người Do Thái rất coi trọng sự sáng tạo

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Người Do Thái có một câu ngạn ngữ lưu truyền nhiều đời là: “Không là con lừa cõng trên lưng nhiều sách”. Họ không chỉ phi thường coi trọng tri thức mà càng coi trọng tài năng. Họ ví những người có chút tri thức mà không có tài năng là “Con lừa cõng trên lưng nhiều sách”.

Họ cho rằng, học tập bình thường chỉ là một loại bắt chước mà không có bất luận sự sáng tạo nào. Học tập phải lấy suy nghĩ, tự hỏi, suy xét làm cơ sở. Suy nghĩ, tự hỏi là do hoài nghi và trả lời cấu thành.

Hoài nghi là cánh cửa lớn của trí tuệ. Hiểu biết càng nhiều thì sẽ hoài nghi càng nhiều, mà câu hỏi cũng thuận theo đó mà gia tăng. Cho nên, thường xuyên hỏi sẽ khiến con người tiến bước. Người Do Thái đặc biệt chú trọng đến việc giao lưu chia sẻ suy nghĩ với trẻ trong gia đình. Trẻ luôn luôn nhận được lời dạy bảo và chỉ dẫn của người lớn.

Trẻ cũng có thể cùng với người lớn trao đổi, đàm luận về các vấn đề. Đôi khi người lớn sẽ hỏi vặn, tranh luận với trẻ mãi cũng là để giúp trẻ đi sâu vào nghiên cứu và học tập. Chính vì thế, người Do Thái nổi tiếng là có tài ăn nói, hùng biện và điểm số cao ở các cuộc thi.

Học thuộc lòng Thánh Kinh

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Trong các gia đình Do Thái, trẻ ngay từ lúc còn nhỏ đã bắt đầu đọc thuộc lòng Thánh Kinh, đây đã trở thành định luật không thể thay đổi. Làm như vậy, mục đích của người lớn không phải là để trẻ lý giải được ý nghĩa của Thánh Kinh, mà là để tạo cho trẻ thói quen học thuộc lòng.

Người Do Thái nhận ra rằng, học thuộc lòng là con đường tốt để bồi dưỡng trí nhớ của trẻ. Nếu như không thể bồi dưỡng cho trẻ có một khả năng nhớ tốt, thì sau này việc gia tăng học tập những thứ khác sẽ rất khó.

Trẻ Do Thái sẽ đọc thuộc các cuốn “Ngũ kinh Moses”, “Kinh Thánh Cựu Ước”, “Tháp mộc đức kinh”, đây là những cuốn bắt buộc người Do Thái phải đọc trong đời.

Ghi nhớ lịch sử

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Trẻ em ở dân tộc Do Thái lớn lên cùng với việc nghe các câu chuyện trong Kinh Thánh và những câu chuyện lịch sử của dân tộc mình. Lịch sử đối với người Do Thái mà nói, tuyệt không chỉ là mộn học lý thuyết hời hợt bề ngoài mà nó đã thực sự thấm sâu vào trong mỗi gia đình, mỗi tâm khảm con người, được lưu truyền giống như gia phả trong gia đình.

Trong mỗi người Do Thái, sự trưởng thành, thể nghiệm, gia đình, bạn bè, quê hương… đều gắn kết với lịch sử. Chúng gắn kết với nhau, trở thành một thể không phân cách. Chúng cũng sẽ dùng phương thức thể nghiệm của mình đến học lịch sử. Các phương thức đó có thể là thảo luận, giả thiết…Nói một cách chung nhất, chúng vừa ghi nhớ lịch sử vừa tự hỏi, suy xét lịch sử.

Chú trọng ngày nghỉ ngơi

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Thời cổ đại, chỉ có người Do Thái là dành ra một ngày trong tuần để nghỉ ngơi. Đối với những quốc gia khác thì đây là một điều vô cùng kỳ lạ. Hơn nữa, người Do Thái cũng không tận dụng ngày nghỉ để đi du ngoạn, bởi vì khi trở về đã toàn thân mệt mỏi. Họ cho rằng ngày nghỉ ngơi phải đạt được mục đích nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần và thân thể, tẩy rửa tâm linh, khôi phục lại trạng thái làm việc tốt nhất.

Trong ngày nghỉ, họ thậm chí còn đóng cửa hết thảy các hoạt động buôn bán: 8 giờ sáng họ bắt đầu đi làm lễ, mãi cho đến giữa trưa họ dùng tiếng Hebrew để đọc kinh cầu nguyện, lắng nghe những lời dạy trong “Thánh kinh”, giúp cho tâm trí của mình được khai sáng hơn. Sau đó họ trở về nhà và ăn nhanh bữa trưa rồi nghỉ ngơi. Đến khoảng 4 giờ chiều,  họ sẽ ở nhà hoặc đến giáo đường để giao lưu chia sẻ, học tập “Tháp Mộc Đức Kinh” và “Thánh Kinh” cùng với bạn bè và giáo sĩ. Ngủ trưa và việc học hỏi, trao đổi này không nhất thiết phải theo thứ tự như vậy, nhưng việc học tâp và trao đổi này là quy định bắt buộc phải thực hiện.

Họ cho rằng, nếu như trong ngày nghỉ mà không điều chỉnh được trạng thái của mình thì sẽ rất khó để cải thiện được những suy nghĩ trong tâm linh. Họ muốn trong ngày nghỉ phải giải phóng bản thân khỏi công việc trong thế tục, hoàn toàn đắm mình vào trong một thế giới khác. Ở trong loại thế giới ấy, họ có thể đạt được cội nguồn của suy nghĩ và linh cảm.

Linh cảm và sáng tạo đều là sản vật của trí tuệ. Mà chúng được sinh ra ở trong trạng thái đại não người được buông lỏng. Cho dù là người có bộ não thông minh bao nhiêu đi nữa, nhưng căng thẳng, suy nghĩ liên tục trong một thời gian dài thì đều sẽ bắt đầu bị tê liệt. Cho nên, não bộ là cần phải được nghỉ ngơi đầy đủ thì mới sản sinh ra trí tuệ. Đây chính là đạo lý đơn giản của người Do Thái nhưng lại thường bị mọi người không chú ý.

Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Welcome to Young MarCom World

X