Chặng đường đi đến đỉnh 2.000 tỉ USD của Apple

Apple đã vượt qua các đối thủ của mình bằng cách mang lại doanh số bán hàng thiết bị cao.


Theo CNBC, sự bùng nổ lịch sử của Apple thông qua mức định giá 2.000 tỉ USD phần lớn là mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, nó nhấn mạnh thành công của CEO Tim Cook trong việc thay đổi câu chuyện của nhà sản xuất iPhone.

Giá cổ phiếu Apple đạt sự khác biệt trong phiên giao dịch hôm thứ tư 19/8 tăng 1% ở mức 466,77 USD, Apple chính thức trở thành công ty giao dịch công khai đầu tiên của Mỹ phá vỡ rào cản. Vượt qua cột mốc 2.000 tỉ USD, cổ phiếu Apple khi kết thúc phiên giao dịch hôm kia 19/8 đạt ở mức 462,83USD/cổ phiếu, mang lại cho “Táo khuyết” mức định giá 1.980 tỉ USD.

Theo sau Apple là các công ty công nghệ khác, bao gồm Amazon, Microsoft và Alphabet công ty mẹ của Google, tất cả đều có giá trị thị trường hơn 1.000 tỉ USD. Hiện, Apple là công ty giao dịch công khai có giá trị nhất trên thế giới, đánh bại Saudi Aramco, Microsoft và Amazon. Tính đến nay, cổ phiếu Apple tăng khoảng 60%. Cột mốc quan trọng này xuất hiện sau hơn 2 năm kể từ khi Apple trở thành công ty trị giá 1.000 tỉ USD đầu tiên vào tháng 8/2018.


Ảnh: FactSet

Tỉ lệ giá PE trên thu nhập của Apple tăng nhanh, hiện vượt mức hơn 33. Nhà phân tích Logan Purk của Edward James, người chuyên đánh giá về cổ phiếu cho biết: Trong 4 tháng qua, thị trường thực sự đánh giá Apple như một công ty phần mềm. Việc kinh doanh dịch vụ đang phát triển tốt, mang lại cho Apple bội số trên 30 và mang lại cho họ tất cả sự tín nhiệm trên thế giới đối với hoạt động kinh doanh đăng ký này. Nhà phân tích Logan Purk cho rằng: “Apple đang bắt đầu bị so sánh với một số phần mềm nặng ký thực sự lớn”. Microsoft giao dịch với tỉ lệ PE 36 và tỉ lệ này của Amazon hiện là hơn 123.


Ảnh: FactSet

Apple bắt đầu tập trung sự chú ý của nhà đầu tư vào mảng kinh doanh dịch vụ vào năm 2015, khi lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng của iPhone chậm lại. Apple đã xây dựng một hệ sinh thái xoay quanh iPhone về dịch vụ bao gồm rất nhiều thứ khác nhau: mua hàng trên iTunes, phí trên App Store, Apple Music, giấy phép, bảo hành AppleCare trên phần cứng và doanh thu từ Apple Pay. Trong 2 năm qua, Apple đã tung ra các dịch vụ đăng ký mới để thúc đẩy hoạt động kinh doanh như Apple News +, một gói tạp chí kỹ thuật số và Apple TV +, đối thủ cạnh tranh của Netflix và Disney +. Năm ngoái, Apple cũng giới thiệu Apple Card, một hợp tác thẻ tín dụng với Goldman Sachs được tích hợp vào phần mềm của iPhone.

Ông Nick Grous của Ark Invest cho biết: “Khi nghĩ về Apple, về lâu dài, chúng ta có thể không tập trung vào những gì mà các nhà phân tích khác đang tập trung, đó là doanh số bán iPhone và doanh số bán thiết bị. Chúng tôi thực sự tập trung vào các dịch vụ của họ”.

Tháng 1/2016, Apple công bố các báo cáo tài chính mới liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ.


Năm 2017, CEO Tim Cook đặt mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng cho Apple với kỳ vọng tăng gấp đôi doanh thu dịch vụ năm 2016 vào năm 2020, đạt mục tiêu khoảng 46 tỉ USD vào năm nay. Và mục tiêu của Apple đã vượt kế hoạch trước 6 tháng. Kết thúc quý II, báo cáo doanh thu dịch vụ của Apple đạt 13,16 tỉ USD, chiếm khoảng 22% tổng doanh thu của Công ty.


Ảnh: Apple

Trước khi khiến các nhà đầu tư coi Apple như một công ty phần mềm, tỉ lệ PE của Apple khá thấp so với các công ty cùng ngành của Big Tech như Microsoft. Các nhà đầu tư coi hoạt động kinh doanh phần cứng của Công ty là “thành công” và lo lắng rằng những chiếc iPhone và iPad trong tương lai có thể không bán chạy như trước đây. Năm 2015, nhà đầu tư mạo hiểm Marc Andreessen nhận xét: Apple giao dịch giống như một “nhà máy thép ngừng hoạt động”.

Theo nhà phân tích Tom Forte tại DA Davidson, chiến thắng này nhấn mạnh những điểm mạnh độc đáo của CEO Tim Cook so với người sáng lập Steve Jobs. Ông Tom Forte cho rằng: “Ông Steve Jobs nổi tiếng vì tập trung vào mục tiêu của Apple là xác định những điều Apple nên làm và làm tốt nhất có thể. Và với sự trưởng thành của thị trường điện thoại thông minh, điều đó đã buộc CEO Tim Cook phải ra tay. Apple xuất sắc trong lĩnh vực nào thì bây giờ Apple hãy áp dụng điều đó cho rất nhiều thứ khác nhau. Dịch vụ có lẽ là một trong những ví dụ điển hình nhất, có nghĩa là Apple không chỉ là một công ty phần cứng”.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ của Apple vẫn chỉ bằng một nửa quy mô kinh doanh iPhone và phần lớn phụ thuộc vào nó. Nhiều dịch vụ của Apple như bảo hành AppleCare hoặc App Store, vẫn nhắm mục tiêu trực tiếp vào cơ sở 1,5 tỉ thiết bị hiện có, mà không phải là thị trường lớn chiếm số đông người dùng như Android hoặc Windows.

Có những yếu tố khác đằng sau sự trỗi dậy của Apple. Nhìn chung, các cổ phiếu công nghệ đang hoạt động tốt trong đại dịch khi các nhà đầu tư tìm kiếm những nơi trú ẩn an toàn mang lại khả năng tăng trưởng. Apple cũng là người mua lớn cổ phiếu của chính mình, cho phép tăng 50 tỉ USD cho chương trình mua lại cổ phiếu của công ty vào năm 2020, sau 75 tỉ USD vào năm 2019 và 100 tỉ USD vào năm 2018.

Nhà phân tích John Vinh của KeyBanc cho biết: Một số nhà đầu tư đang đặt cược vào một “chu kỳ cường điệu” vì Apple dự kiến ​​phát hành một chiếc iPhone kết nối với mạng 5G.

Tuy nhiên, việc Apple tăng lên mốc 2.000 tỉ USD, tăng gấp đôi giá trị của công ty trong hơn 2 năm sẽ không xảy ra nếu các nhà đầu tư tiến hành đánh giá lại mô hình kinh doanh của công ty.

Phùng Mỹ
* Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

Welcome to Young MarCom World

X