GS.TS Nguyễn Đức Khương: ‘Công nghệ và tri thức là mấu chốt của nền kinh tế 4.0′

Theo ông Nguyễn Đức Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, công nghệ và tri thức là điểm mấu chốt trong cuộc cách mạnh công nghệ lần thứ tư, giúp nhiều doanh nghiệp mới đạt được tốc độ phát triển nhanh trong thời gian ngắn và trở thành những người khổng lồ.

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang tác động ngày càng mạnh mẽ tới hầu hết ngành nghề lĩnh vực, làn sóng này đã giúp không ít doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh chóng.

Bên cạnh đó, cũng đặt ra một thách thức cho lao động hiện nay, đặc biệt trong vấn đề cập nhật và tiếp thu công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Để làm rõ những vấn đề xung quanh câu chuyện kinh tế thời kì 4.0 và đặc biệt là năng suất lao động, TheLEADER đã có cuộc trò chuyện với GS.TS Nguyễn Đức Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

GS.TS Nguyễn Đức Khương. Ảnh Kiều Mai

Theo ông, đâu là điểm mấu chốt của nền kinh tế thời kì cách mạng công nghiệp 4.0?

GS.TS Nguyễn Đức Khương: Điểm mấu chốt ở đây chính là công nghệ và tri thức.

GS.TS Nguyễn Đức Khương là người Việt đầu tiên lọt Top 10 (xếp ở vị trí thứ 7) chuyên gia kinh tế trẻ hàng đầu của thế giới do dự án RePEc bầu chọn tháng 1/2016. Ông cũng là một trong hai chuyên gia kinh tế Việt Nam có tên trong top 5% kinh tế gia hàng đầu thế giới cũng do dự án RePEc bầu chọn tháng 8/2017.

Ông hiện là Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu, Trưởng khoa Tài chính, Học viện Hành chính và quản trị kinh doanh (IPAG Business School – Pháp).

Chiến lược công nghiệp nặng như trước đây sẽ cần rất nhiều vốn cho cơ sở vật chất, cho máy móc trang thiết bị và dây chuyền sản xuất.

Nếu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như Uber, Apple, Facebook thì những tập đoàn này không yêu cầu nguồn lực ghê gớm, nhưng họ tạp ra giá trị và giá trị đó được người tiêu dùng chấp nhận.

Họ sáng tạo ra những nhu cầu mới cho tương lai và tốc độ phát triển thì vượt tất cả những đại cổ thụ về công nghiệp nặng ngày xưa dù vốn không cần nhiều.

Tri thức là nguồn tài nguyên mà khi được sử dụng thì càng lớn ra. Tri thức khi được kết nối và doanh nghiệp có khả năng sử dụng tất cả nguồn tri thức từ bên ngoài, phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp là một điều tốt.

Tri thức có thể được kết nối toàn cầu mà không nhất thiết phải có một sự chuyển giao hiện hữu thông qua biên giới. Đó là đặc điểm của nền kinh tế phụ thuộc vào tri thức và kết nối vạn vật.

Một trong những điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay được nhắc đến nhiều chính là năng suất lao động, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

GS.TS Nguyễn Đức Khương: Phải khẳng định rằng năng suất lao động của Việt Nam so với khu vực và quốc tế là thấp. Đây là thách thức nhưng cũng không phải là điểm yếu duy nhất của nền kinh tế hiện nay.

Để tăng năng suất thì người lao động phải có khả năng cập nhật được tri thức mới, công nghệ mới cũng như khả năng vận hành được những công nghệ mới. Con người không có khả năng hấp thụ được công nghệ thì cũng không thể tăng năng suất lao động được.

Người lao động hiện nay được đào tạo rất tốt để vận hành các con robot nhưng đến khi không còn cần lao động nữa và người lao động phải chuyển qua việc khác thì thách thức chính là việc họ có khả năng làm việc khác hay không.

Do đó, người lao động cần được đào tạo thường xuyên để cập nhật những xu thế mới để khi họ chuyển nghề, họ vẫn có thể tồn tại.

Bên cạnh đó, tăng năng suất lao động cũng phải đi đôi với môi trường lao động và điều kiện máy móc trang thiết bị cũng phải tốt lên.

Nhiều chuyên gia cho rằng hiện lao động Việt Nam còn quá nhiều trong các lĩnh vực có năng suất lao động và hàm lượng khoa học kĩ thuật thấp. Vậy theo ông làm thế nào để đẩy nhanh quá trình dịch chuyển lao động sang khu vực có hàm lượng công nghệ cao hơn?

GS.TS Nguyễn Đức Khương: Thứ nhất, khi muốn chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực có hàm lượng công nghệ thấp sang các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao thì bản thân con người phải có khả năng làm chủ công nghệ mà muốn đạt được điều này thì phải qua quá trình đào tạo.

Thứ hai, các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao phải sáng tạo ra lao động.

Như vậy, Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trọng việc định hướng chiến lược các ngành nghề kinh tế, phải xác định được các lĩnh vực, các ngành ưu tiên và sau đó làm thứ tự từng vấn đề.

Muốn chuyển dịch được cơ cấu lao động thì phải xác định các lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng tốt trong tương lai, là động lực phát triển trong tương lai, từ đó đào tạo và chuyển dịch con người.

Các doanh nghiệp thế hệ mới sẽ sử dụng ít lao động hơn và từ đó, lợi thế lao động của Việt Nam sẽ thấp đi rất nhiều. Đã qua rồi thời kì doanh nghiệp hình thức xí nghiệp sử dụng rất nhiều lao động.

Người Việt Nam trong một thời gian dài làm gia công đã không có những cập nhật về công nghệ và đến một thời điểm mà nhu cầu về sản phẩm khác đi, ví dụ như không làm những con chíp điện tử nữa, sẽ rất khó cho lao động.

Welcome to Young MarCom World

X