Tăng hơn 100 ca COVID-19 trong một ngày, giới làm ăn ở Đức lo lắng

Tăng hơn 100 ca COVID-19 trong một ngày, giới làm ăn ở Đức lo lắng - Ảnh 1.

Người hâm mộ bóng đá đọc khuyến cáo y tế trước một sân vận động ở Berlin, Đức – Ảnh: REUTERS

Theo Viện Robert Koch, trong buổi sáng 7-3 Đức có 684 ca nhiễm nhưng đến chiều tối đã thành 795 ca với các ổ dịch lớn tại phía tây và phía nam.

Dịch COVID-19 ở Đức bùng phát từ một nhà cung cấp xe có cơ sở tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc – nơi dịch bệnh được phát hiện đầu tiên.

Theo báo Straits Times, số ca nhiễm của Đức tới nay đã lớn hơn gấp 10 lần so với 1 tuần trước đó. Cho tới ngày 29-2, quốc gia này có 66 ca nhiễm.

Đức là quốc gia đông dân nhất Tây Âu và đứng thứ 2 trong tổng số ca nhiễm toàn châu lục sau Ý. Cho đến nay, Đức vẫn chưa có ca tử vong.

Là một trong những quốc gia phụ thuộc vào thương mại hàng đầu thế giới, giới chuyên gia lo ngại Đức sẽ chịu tác động tiêu cực từ những hệ quả COVID-19 cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tăng hơn 100 ca COVID-19 trong một ngày, giới làm ăn ở Đức lo lắng - Ảnh 2.

Một biển quảng cáo giảm giá khẩu trang phòng dịch bị đánh dấu “Hết hàng” tại một tiệm thuốc ở Berlin, Đức – Ảnh: AFP

Ông Ola Kallenius, giám đốc điều hành của Tập đoàn Daimler, công ty mẹ của Mercedes, cảnh báo nguy cơ hiện nay có thể quay về với chủ nghĩa dân tộc kinh tế.

“Những sự kiện như thế này cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu nhạy cảm như thế nào. Nhưng một thế giới thiếu vắng hợp tác toàn cầu sẽ ít thành công hơn… Chúng ta nên bảo vệ (sự thành công đó) bằng cách kiểm tra các lỗ hổng để tăng thêm tính an ninh cho chuỗi cung ứng này”, ông Kallenius viết trên tạp chí Der Spiegel ngày 7-3.

Lufthansa, hãng hàng không có đội bay quy mô nhất châu Âu, ngày 6-3 đã tuyên bố cắt giảm một nửa số chuyến bay trong các tuần tiếp theo vì nhu cầu đi lại giảm.

Mặc dù từ chối lời kêu gọi đưa ra các gói kích thích kinh tế trực tiếp để đối phó tác động của COVID-19, chính phủ Đức đang xem xét một số biện pháp cụ thể.

Tờ Handelsblatt ngày 7-3 đưa tin các đảng phái trong liên minh của Thủ tướng Angela Merkel đã thảo luận các phương pháp để tạm thời giúp các doanh nghiệp giảm giờ làm dễ dàng hơn bằng cách cắt một số chi phí phúc lợi xã hội.

Các kệ hàng tại siêu thị ở Đức đã bị người dân dọn sạch trong cơn hoảng loạn. Trước bối cảnh đó, Bộ Giao thông vận tải Đức Andreas Scheuer đề nghị lệnh cấm giao hàng vào ngày chủ nhật được tháo bỏ để giúp việc bổ sung hàng hóa thuận tiện hơn.

Welcome to Young MarCom World

X