Doanh nghiệp cần làm gì để trở về trạng thái bình thường mới?

Dưới đây là 5 điều cấp bách mà các doanh nghiệp cần giải quyết để vươn lên trong giai đoạn bình thường mới.


Ngày 5/11, Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư đã tổ chức sự kiện Hội nghị Đầu tư thường niên với sự tham gia của hơn 500 CEO, chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, với mục tiêu kết nối chia sẻ tình hình kinh tế vĩ mô, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và xu hướng kinh doanh quan trọng.

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Phạm Văn Thinh, Tổng Giám đốc Deloitte Vietnam đã chỉ ra 5 điều cấp bách mà các doanh nghiệp cần giải quyết để vươn lên trong giai đoạn bình thường mới sau COVID-19.

1. Tái nhận diện và điều chỉnh mô hình kinh doanh

Cải tiến sản phẩm và sử dụng hàng tồn kho. Điều chỉnh sản phẩm để bắt kịp với thay đổi hành vi tiêu dùng. Ngoài ra, việc đa dạng hoá sản phẩm, khai thác các thị trường mới và thị trường chưa được khai thác cũng là việc cần thiết để tái nhận diện và điều chỉnh mô hình kinh doanh. Đồng thời, theo ông Thinh doanh nghiệp cần mở rộng kênh phân phối thông qua việc tận dụng các nền tảng kỹ thuật số để bán hàng, tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các bên trong cùng một chuỗi cung ứng.

Cùng với đó, là việc phục hồi chuỗi cung ứng, phát triển các chiến lược để quản trị rủi ro và quản trị sự gián đoạn gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.


Ông Phạm Văn Thinh, Tổng Giám đốc Deloitte Vietnam
Ảnh: KA

2. Đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số

Đầu tư chuyển đổi kỹ thuật số cũng là một trong những giải pháp cấp bách mà ông Thinh khuyến nghị trong giai đoạn này.

Theo ông Thinh, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tư duy kỹ thuật số, ưu tiên các dự án chuyển đổi kỹ thuật số, phân bổ nguồn vốn để đẩy nhanh các quá trình cải tiến hoạt động kinh doanh, hỗ trợ hệ thống vận hành trực tuyến.

Thứ 2, các doanh nghiệp cần tăng cường báo cáo và dự đoán tình huống. Cụ thể là lập kế hoạch kinh doanh liên tục cho các sự gián đoạn trong tương lai, dự đoán nhu cầu của khách hàng và linh hoạt trong công tác dự báo, hoạch định đa tình huống.

Cuối cùng, doanh nghiệp cần triển khai phân tích quy mô toàn doanh nghiệp, đặt mức độ ưu tiên cao nhất cho việc đảm bảo chất lượng dữ liệu để đạt được những thông tin chuyên sâu chính xác.

3. Cân nhắc lại phương thức làm việc trong tương lai

Trong việc cân nhắc lại phương thức làm việc trong tương lai, ông Thinh cho rằng doanh nghiệp cần rà soát lại các chi phí bất động sản, cơ sở hạ tầng khi có sự thay đổi lâu dài theo hướng làm việc từ xa. Cùng với đó là đánh giá lại lực lượng lao động, cân nhắc lại phương thức làm việc để thích nghi với việc tương tác trên nền tảng kỹ thuật số. Việc tài trợ cho các sáng kiến công nghệ, giúp hỗ trợ việc truy cập từ xa vào các hệ thống thông tin một cách hữu hiệu và hiệu quả cũng được khuyến khích thực hiện.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là việc đào tạo nhân lực lao động, xây dựng môi trường làm việc đa dạng và có tính gắn kết cao.


5 điều cấp bách mà các doanh nghiệp cần giải quyết theo chia sẻ của ông Thinh

4. Tăng cường khả năng quản trị rủi ro và an ninh mạng

Theo ông Thinh, việc tăng cường khả năng quản trị và an ninh mạng cũng là một trong những việc làm cấp bách giai đoạn hiện tại. Đối với báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần đánh giá lại vấn đề kế toán cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Để ngăn chặn những rủi ro tài chính và rủi ro tín dụng, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp kiểm soát chi phí phù hợp, quản lý sự biến động thanh khoản trong danh mục đầu tư đồng thời đánh giá rủi ro thông qua các chỉ tiêu tài chính như chỉ số khả năng thanh khoản và hạn mức nợ.

Cuối cùng, rà soát chống gian lận và đảm bảo an ninh mạng cũng là một trong những điều cấp bách.

5. cấu trúc để nắm bắt các cơ hội mua bán sáp nhập

Yếu tố cuối cùng trong 5 cấp bách mà các doanh nghiệp cần giải quyết chính là việc tái cấu trúc để thích nghi với môi trường kinh doanh và nắm bắt các cơ hội mua bán, sáp nhập.

Theo ông Thinh, việc tái cấu trúc doanh nghiệp giúp loại bỏ các mảng kinh doanh hiệu quả thấp, chuyển đổi danh mục hoạt động/ đầu tư nhắm tới các thị trường phát triển nhanh. Cùng với đó là tìm kiếm các cơ hội trong mô hình hợp tác công – tư (PPP).

Động thái mua bán, sáp nhập giúp doanh nghiệp theo đuổi các giao dịch mang tính chiến lược, nhằm đảm bảo danh mục khách hàng và chuỗi cung ứng. Cùng với đó là việc thực hiện các mục tiêu tích hợp hậu sáp nhập.

Kim Anh
* Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

Welcome to Young MarCom World

X