Giới Thiệu Tổ chức và Thư Viện Tiếp Thị Nông Sản Việt

https://tiepthinongsanviet.org.vn

Tổ chức và Thư viện Tiếp thị Nông sản Việt – Since 2011

I. Tầm nhìn:
Cổng thông tin, tri thức tiếp thị, quảng bá và xây dựng thương hiệu nông sản Việt.

II. Sứ mạng: 

  1. Xây dựng, hội tụ, phát triển và tôn vinh những dự án tiên phong về tiếp thị, xây dựng thương hiệu nông sản.
  2. Cùng cộng đồng chuyên gia kết nối, tổ chức chia sẻ những hiểu biết, tri thức và công nghệ tiếp thị
  3. Xây dựng, quảng báthương hiệu nông sản cho nguời Nông Dân, Doanh nghiệp, Sinh viên và đối tượng quan tâm.
  4. Góp phần cùng các trường đại học, tổ chức giáo dục, truyền thông, doanh nghiệp thúc đẩy vai trò và giá trị của tiếp thị, xây dựng thương hiệu nông sản đối với sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

III. Tổ chức, nhân sự:

A. Tổ chức:

Có 3 cấp độ hoạt động tích hợp trong tổ chức.

  1. Tổ chức Tiếp thị Xây dựng Thương hiệu Nông sản Việt tiepthinongsanviet.org.vn: với tầm nhìn phát triển dài hạn & bền vững.
  2. Thư viện Tiếp thị Xây dựng Thương hiệu Nông sản Việt: là chủ đề đang được mô tả trong tài liệu này.
  3. Dự án Tiếp thị Xây dựng Thương hiệu Nông sản Việt: chuyên xây dựng và vận hành các dự án.

 

B. Nhân sự:

  1. Ban điều hành dự án:

Mô Hình Tổ Chức:

  1. Tổ chức Tiếp thị Xây dựng Thương hiệu Nông Thuỷ sản Việt
  2. Dự án – Giải pháp cho Doanh nghiệp và Cộng đồng
  3. Thư Viện Tiếp Thị Nông Sản Việt
Hội Đồng Điều Hành: 
Ông Trần Hoàng
Nhà Sáng lập
Chủ tịch Hội Marketing Việt Nam – Chủ tịch VietnamMarcom
Ts. Trần Đình Lý
Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia / Dự Án Tiếp Thị Nông Sản Việt
Phó Hiệu TrưởngTrường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Ông Võ Hoàng Nguyên
Giám đốc  / Dự án, Thư viện Tiếp Thị Nông Sản Việt
CEO Thụ Nhân Consulting
Cô Lâm Ngọc Vy
Ban Thư Ký – Điều Phối Viên

 

Hội đồng Chuyên gia:
GS Ts Nguyễn Kim Lợi
Giám Đốc Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi khí hậu
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Ts Trần Quý
Viện Trưởng, Viện Kinh tế số Việt Nam
NCS Ts Huỳnh Phước Nghĩa
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Marketing Việt Nam
Phó Viện Trưởng Viện Đổi Mới Sáng Tạo UII | UEH: Đại Học Kinh Tế TP.HCM
PGS Ts Lê Thanh Hùng
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Ts Trần Hữu Lộc
Ph.D, Department of Aquaculture Pathology, College of Fisheries, Nong Lam University at HCMC, Vietnam. Founder-CEO, ShrimpVet Lab, Minh Phu AquaMekong.
Bà Trần Liên Phương
Senior Research Director
AMCO Consulting & Marketing Research
Bà Trần Thị Xuân Hiền
Chủ Tịch kiêm TGĐ Công ty Mỹ Lệ TNHH
Nhà Báo. Thạc Sỹ Tâm lý Nguyễn Công Vinh
Đài Tiếng Nói Nhân Dân TP.HCM
Giám Đốc Trung Tâm Quảng Cáo VOH
PGS Ts Hoàng Xuân Lâm
Tổng Biên Tập, Tạp Chí Doanh Nghiệp và Tiếp thị
Thạc sỹ Nguyễn Văn Ngà
CEO of Agrocom Vietnam
Ủy viên Ban điều hành – Hội đồng tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia phía Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn
Nghệ Nhân Trà Truyền thống, Sáng lập và Điều hành Song Hỷ Trà
Ts Lê Khắc Hoàng
Chuyên gia nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Thạc sỹ Hoàng Thế Vinh
Giảng Viên, Phó Trưởng phòng Thông tin Truyền thông Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, Thành viên Hội Đồng Tư Vấn Hỗ Trợ Khởi Nghiệp Quốc Gia
Tình nguyện viên dự án từ Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Trần Minh Quốc – Học viên cao học Trường ĐH Nông Lâm TP HCM
Nguyễn Thị Ái Tiên – Học viên cao học Trường ĐH Nông Lâm TP HCM
Nguyễn Trần Quốc Nam – Chủ nhiệm CLB Học Thuật – Kỹ Năng Quản Trị B.A.S,
Trường ĐH Nông Lâm TP HCM
Nguyễn Thị Hoàng Diệu – Phó Chủ nhiệm CLB Học Thuật – Kỹ Năng Quản Trị B.A.S, Trường ĐH Nông Lâm TP HCM
Tình nguyện viên dự án từ VietnamMarcom: Since 2003-2010-2021—>

Ông Trần Cao Hải Triều, Ông Birger Linke, Ông Trần Anh Quân, Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Bà Nguyễn  Kim Lâm, Bà Phan Thị Kim Ngân, Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc,
Trần Khôi Nguyên

Website: https://tiepthinongsanviet.org.vn
Email: academy@vietnammarcom.edu.vn – csr@csruniversal.org – HP: 0915793055
Văn thư: Số 10 đường Mỹ Phú 1A, Quận 7, TP.HCM

 

IV. Vai trò và nhiệm vụ của Thư viện Tiếp thị Nông sản Việt: 

Thư viện là cầu nối giữa 4 thành tố có nhiệm vụ:

  • Kết nối, phản hồi thực tiển sản xuất đến nghiên cứu: Có những vấn đề mà sản xuất phải đối phó, gồm cả vấn đề kỹ thuật lẫn thị trường. Đây là những bài toán thực tế mà Thư viện cần thu thập để tìm ra giải pháp từ các chuyên gia kỹ thuật (Công nghệ, thương mại). Có như vậy lĩnh vực nghiên cứu mới được định hướng rõ ràng, không xa rời thực tế.
  • Chuyển tải thành quả nghiên cứu đến sản xuất: Có nhiều công trình nghiên cứu, kể cả nghiên cứu khoa học cơ bản, từ các viện, trường…, Thư viện sẽ chuyển tải đến những đơn vị sản xuất đang cần đến để ứng dụng hoặc tổ chức nghiên cứu thực địa. Đây là phối hợp có lợi cho cả hai bên. Sản xuất đỡ tốn thời giờ và tiền bạc để mò mẩm. Nghiên cứu có điều kiện kiểm chứng thực tế với phí tổn thấp hơn đáng kể một khi mình tự tổ chức nghiên cứu thực địa.
  • Mở rộng tầm nhìn ra thế giới cho nghiên cứu và sản xuất: Thư viện sẽ thu thập một kho thông tin về nông sản thế giới làm tài liệu tham khảo cho ngành nông sản trong nước. Tổ chức các buổi trình bày chia sẻ từ các chuyên gia quốc tế với những vấn đề mà trong nước đang quan tâm, hoặc thậm chí để đánh động chuyên gia trong nước và nhà sản xuất về một quan niệm mới, hướng đi mới hoặc công nghệ mới.

V. Hội đồng chuyên gia:

Hội đồng cố vấn gồm những chuyên gia đến từ nhiều công đoạn khác nhau trong chuỗi giá trị sản phẩm, là thành phần ưu tú được mời từ hai lĩnh vực chính: Nghiên cứu và Thực địa. Họ là những người tự nguyện cùng bồi đắp năng lực cho thế hệ trẻ cùng chung một ước mơ cho tương lai tươi sáng Nông sản Việt.

Để đảm bảo tính chất hiệu quả thực tế của Thư viện, các chuyên gia này đến từ 2 lĩnh vực:

  1. Nghiên cứu: các viện, trường kể cả từ các bộ phận nghiên cứu phát tiển sản phẩm (R&D) của các công ty tư nhân. Các nhà nghiên cứu ở Viện và trường, khi kết nối với Thư viện, sẽ có nhiều phản hồi từ thực địa để mà định hướng, chọn đề tài nghiên cứu sát với nhu cầu sản xuất. Các bộ phận R&D của tư nhân (thuốc, hoá chất, thức ăn, trang trại…) cũng sẽ có địa bàn để thử nghiệm thực địa (Field trial) trên quy mô rộng cho các sản phẩm mới của mình.
  2. Thực địa: các đơn vị sản xuất, tư nhân trong chuỗi giá trị. Đây là lực lượng chuyên gia với kiến thức, kỹ năng đã được trui rèn qua thực tiễn. Họ sẽ đóng góp cho Thư viện nhiều thông tin thực tiễn hoặc các mô hình (case study) giá trị.

Các chuyên gia này sẽ đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau tuỳ theo năng lực và lĩnh vực chuyên sâu của mình. Các công việc đó gồm:

  • Tham gia hội đồng xét duyệt các dự án
  • Làm người đở đầu đề tài hoặc phản biện cho các luận án nghiên cứu của giới trẻ (Luận án tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ…)
  • Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề mà diễn giả là chính họ hoặc được mời từ trong nước hoặc nước ngoài. Đặc biệt là từ các công ty, tổ chức tư nhân trong giới sản xuất.
  • Tham gia viết bài sưu khảo hoặc nghiên cứu thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại nông sản.

VI. Đối tượng phục vụ:

Với một hệ thống được tổ chức chặt chẻ gồm cơ sở dữ liệu và hội đồng chuyên gia, Thư viện Tiếp thị Nông sản Việt sẽ mang đến nhiều giá trị cho nhà sản xuất và đặc biệt là giới trẻ. Đây là 2 đối tượng phục vụ của Thư viện nhằm hỗ trợ sản xuất và đặt nền tảng cho tương lai.

  1. Nhà sản xuất: gồm tất cả các khâu sản xuất trong chuỗi giá trị của nông sản, bao gồm các chuỗi giá trị khác có liên quan đến sản xuất nông sản (các nhà cung cấp thuốc, hoá chất, thức ăn, công cụ…). Nếu nhà sản xuất có người tham gia trong hội đồng chuyên gia, thì không những họ là đối tượng ưu tiên mà còn là cơ hội tốt để chia sẻ, đóng góp kiến thức và kinh nghiệm.
  2. Giới trẻ: là sinh viên của các trường đại học có các bộ môn liên quan đến nông sản (Nông Lâm, Kinh tế, ngoại thương…). Đây là lực lượng đầy tiềm năng cho tương lai nông sản Việt. Là lực lượng đầy năng lượng, có sức sáng tạo, suy nghĩ táo bạo của những dự án khởi nghiệp (Start up).

Welcome to Young MarCom World

X