Báo The New York Times mở content agency ở châu Á

“T Brand Studio” là một content agency mới được thành lập ở Hong Kong với hy vọng sẽ làm nên chuyện bằng cách tạo ra các chiến dịch quảng cáo với trái tim của một nhà biên tập.

The New York Times đã tạo ra một thách thức đối với các agency làm content marketing ở Châu Á bằng cách thành lập một chi nhánh của mình mang tên “T Brand Studio” ở Hong Kong với mục đích “giúp thương hiệu kể chuyện”.

Ba thành viên của agency non trẻ này là nhà chiến lược Reno Ong, nhà sản xuất Clara Lim và biên tập viên Jason Li – đều là những người có kinh nghiệm làm báo từ Monocle, Singapore Press Holdings, tạp chí #legend và Time.

Sự kết hợp đặc biệt giữa các kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau như trên, cùng với tài năng của một designer (vẫn chưa được công bố) là một trong những điều tạo nên cốt lõi của “T Brand Studio” – và cũng là triết lý khác biệt của The New York Times so với đối thủ cạnh tranh.

“Tất cả các câu chuyện đều được các phóng viên của chúng tôi dẫn dắt, và tất cả họ đều xuất thân từ ngành báo chí”, Raquel Bubar, Giám Đốc của T Brand tại London, người cũng sẽ giám sát nhóm mới này cho biết. “Chúng tôi áp dụng cách tiếp cận báo chí của The New York Times để tạo nên chất lượng cho các nội dung của mình, vì vậy chúng tôi luôn tìm kiếm câu chuyện trước khi nghĩ về phương pháp. Chúng tôi nghĩ về thông điệp mà mình muốn truyền tải trước khi xác định liệu đó sẽ là một video hay một hình ảnh. Đó chính là cách mà các phòng tin tức hoạt động và chúng ta có thể hy vọng về các nội dung có cùng chất lượng như vậy”.

T Brand Studio hiện đã hoạt động được ba năm, ra mắt vào năm 2014 tại New York và năm 2015 tại London. Hiện nay agency này có 100 nhân viên trên toàn thế giới với 20 người làm việc bên ngoài nước Mỹ. Bubar nói rằng thương hiệu này đã nhìn thấy cơ hội thực sự ở Châu Á, họ đã từng làm việc với các khách hàng châu Á như Đại sứ quán Nhật Bản và thương hiệu gốm sứ Minh Long I của Việt Nam.

Bubar nói rằng họ đã sẵn sàng để làm việc cho các khách hàng khác của Châu Á bao gồm các công ty công nghệ và du lịch. “Những gì họ nhìn thấy ở T Brand mà có thể không thấy ở các nhà xuất bản khác chính là chất lượng nội dung mà chúng tôi sản xuất. Vì vậy, chúng tôi không phải kiểu tạo ra những kiểu câu khách ngắn hạn trên nền tảng xuất bản của mình. Đó thực sự là công việc của đam mê và chúng tôi dành nhiều thời gian để khởi tạo, suy nghĩ về những ý tưởng để phát triển chiến dịch tốt nhất có thể”.

Dự án T Brand Studio thực hiện cho Đại sứ quán Nhật Bản.

Lợi thế của việc trở thành agency của một tập đoàn truyền thông lớn – cùng một đẳng cấp với các tập đoàn truyền thông khác trong khu vực như SCMP, công ty truyền thông sở hữu thương hiệu “South China Morning Post Marketing Solutions” – đó là khách hàng không chỉ muốn hợp tác với bạn chỉ vì nội dung, mà còn với cái tên của bạn, đặc biệt khi nó mang lịch sử 165 năm của The New York Times. “Chúng tôi thấy rằng T Brand Studio bây giờ đã có một lượng người theo dõi trung thành, đó là dấu hiệu của sự chất lượng của các công việc mà chúng tôi đã làm để xây dựng thương hiệu T Brand Studio”, Bubar nói.

Dĩ nhiên, nếu T Brand muốn theo đuổi việc mở rộng thị trường Châu Á, nó họ thể phải tìm hiểu về trường hợp của công ty mẹ khi bị cản trở ở những khu vực nhất định: Apple đã gỡ ứng dụng New York Times ra khỏi AppStore ở Trung Quốc theo yêu cầu của chính phủ vào tháng 12 năm ngoái.

Phản hồi của Bubar đối với điều này: “Các nội dung T Brand Studio tạo ra không bị chặn bởi các trình chặn quảng cáo nên mọi người có thể xem nó nếu họ có thể truy cập vào trang web. Nó thực sự là nội dung có chút quảng cáo chứ không phải tin tức báo chí, vì vậy tôi nghĩ rằng nếu Trung Quốc có đang kiểm duyệt New York Times thì cũng không ảnh hưởng đến lĩnh vực quảng cáo mà chúng tôi đang phát triển”.

Lương Vy
* Nguồn: Olivia Parker / Campaign Asia

Welcome to Young MarCom World

X