Bộ mặt kinh tế Mỹ sau 200 ngày đầu tiên ông Trump cầm quyền

Bộ mặt kinh tế Mỹ sau 200 ngày đầu tiên ông Trump cầm quyền

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Thị trường chứng khoán Phố Wall giữ đà tăng điểm đều đặn kể từ lễ nhậm chức của ông Trump. Trong đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones mới đây đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 22.000 điểm.
Bộ mặt kinh tế Mỹ sau 200 ngày đầu tiên ông Trump cầm quyền 1
Diễn biến chỉ số Dow Jones của chứng khoán Mỹ kể từ khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ. Đơn vị: điểm – Nguồn: Business Insider.
Giới đầu tư dường như vẫn đang kỳ vọng ở các chủ trương chính sách thân thiện với kinh doanh của ông Trump, bao gồm cắt giảm thuế và nới lỏng các quy chế giám sát. Mặc dù vậy, những vấn đề ở Nhà Trắng, bao gồm xáo trộn nhân sự và cuộc điều tra về nghi vấn quan hệ Trump-Nga, cũng như việc Quốc hội do Đảng Cộng hòa kiểm soát không thể thông qua dự luật cải tổ y tế cũng khiến nhiều nhà đầu tư suy giảm hy vọng.
Bộ mặt kinh tế Mỹ sau 200 ngày đầu tiên ông Trump cầm quyền 2
Diễn biến chỉ số Dow Jones từ năm 2008 đến nay. Đơn vị: điểm – Nguồn: Business Insider.
Mặt khác, sự tăng điểm này cũng nằm trong xu hướng đi lên của chứng khoán Mỹ từ tháng 3/2009, sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Trái với sự tăng điểm của thị trường chứng khoán, đồng USD đã mất giá kể từ khi ông Trump lên lãnh đạo nước Mỹ.
Bộ mặt kinh tế Mỹ sau 200 ngày đầu tiên ông Trump cầm quyền 3
Diễn biến chỉ số US Dollar Index đo sức mạnh đồng USD kể từ khi ông Trump nhậm chức. Đơn vị: điểm – Nguồn: Business Insider.
Sau khi ông Trump trúng cử Tổng thống Mỹ, đồng USD đã có một đợt tăng giá mạnh. Nhưng sau đó, đồng tiền này đã quay đầu giảm giá mạnh do dự báo nền kinh tế Mỹ suy yếu và một số nhà đầu tư nghi ngờ các chính sách kinh tế của ông Trump.
Bản thân Tổng thống Trump cũng gây sức ép mất giá đối với đồng USD. Hồi tháng 4, ông nói với tờ Wall Street Journal: “Tôi cho rằng đồng USD đang trở nên quá mạnh, và đó một phần do lỗi của tôi vì mọi người tin tưởng vào tôi”.
Bộ mặt kinh tế Mỹ sau 200 ngày đầu tiên ông Trump cầm quyền 4
Diễn biến chỉ số US Dollar Index từ đầu năm 2016 đến nay. Đơn vị: điểm – Nguồn: Business Insider.
Đợt giảm giá này của đồng USD diễn ra sau đợt tăng giá mạnh từ tháng 9 năm ngoái. Trong những ngày đầu tiên sau khi ông Trump trúng cử, các nhà đầu tư đã đặt kỳ vọng lớn vào các chính sách thân thiện với kinh doanh và nới lỏng tài khóa của chính quyền mới, tin rằng những chính sách này sẽ được thực thi, giúp thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát.
Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã tăng mạnh sau cuộc bầu cử và trong những tháng cầm quyền đầu tiên của ông Trump, dù có chững lại trong thời gian gần đây.
Bộ mặt kinh tế Mỹ sau 200 ngày đầu tiên ông Trump cầm quyền 5
Diễn biến niềm tin người tiêu dùng Mỹ kể từ tháng 8/2016 đến nay. Đơn vị: điểm – Nguồn: Business Insider.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng do Conference Board thực hiện và kết quả các cuộc thăm dò người tiêu dùng khác đã khởi sắc mạnh sau cuộc bầu cử, khi người tiêu dùng Mỹ lạc quan về nền kinh tế. Tuy nhiên, từ tháng 3 trở lại đây, các chỉ số này hầu như không tăng thêm.
6 bản báo cáo việc làm hàng tháng kể từ khi ông Trump lên cầm quyền đã cho thấy sự cải thiện đều đặn trên thị trường lao động Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống mức 4,3% trong tháng 5 và tháng 7, mức thấp nhất kể từ sau suy thoái.
Bộ mặt kinh tế Mỹ sau 200 ngày đầu tiên ông Trump cầm quyền 6
Diễn biến tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ từ tháng 2-7/2017. Đơn vị: % – Nguồn: Business Insider.
Mặc dù, sự đi xuống này của tỷ lệ thất nghiệp cũng nằm trong xu hướng phục hồi chậm của thị trường lao động Mỹ kể từ sau suy thoái kinh tế.
Bộ mặt kinh tế Mỹ sau 200 ngày đầu tiên ông Trump cầm quyền 7
Diễn biến tỷ lệ thất nghiệp Mỹ từ năm 2007 đến nay. Đơn vị: % – Nguồn: Business Insider.
Sau khi đạt đỉnh 10% vào tháng 10/2009, thất nghiệp ở Mỹ đã giảm chậm dần đều, về mức lành mạnh.
Bộ mặt kinh tế Mỹ sau 200 ngày đầu tiên ông Trump cầm quyền 8
Số lượng việc làm mới được tạo ra trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ từ tháng 2-7/2017. Đơn vị: nghìn công việc – Nguồn: Business Insider.
Tăng trưởng việc làm nhìn chung diễn ra mạnh mẽ trong những tháng sau khi ông Trump nhậm chức. Riêng trong tháng 7, nền kinh tế Mỹ có thêm 209.000 công việc mới.
Bộ mặt kinh tế Mỹ sau 200 ngày đầu tiên ông Trump cầm quyền 9
Tăng trưởng việc làm trung bình hàng tháng ở Mỹ trong thời gian từ tháng 1-7, qua các năm từ 2012-2017. Đơn vị: nghìn công việc – Nguồn: Business Insider.
Ngành sản xuất – lĩnh vực mà ông Trump luôn hứa khi tranh cử và sau khi lên cầm quyền là sẽ giúp hồi sinh – chứng kiến sự tăng trưởng việc làm khá khiêm tốn.
Bộ mặt kinh tế Mỹ sau 200 ngày đầu tiên ông Trump cầm quyền 10
Tăng trưởng việc làm ngành sản xuất Mỹ từ khi ông Trump lên cầm quyền. Đơn vị: nghìn công việc – Nguồn: Business Insider.
Ngành sản xuất chỉ tạo được thêm 70.000 công việc từ khi ông Trump lên nắm quyền, một con số nhỏ nếu so với 1.074.000 công việc được tạo ra trong toàn nền kinh tế trong cùng khoảng thời gian.
Bộ mặt kinh tế Mỹ sau 200 ngày đầu tiên ông Trump cầm quyền 11
Số việc làm mới được tạo ra trong ngành than Mỹ trong các tháng từ khi ông Trump nhậm chức. Đơn vị: công việc – Nguồn: Business Insider.
Ngành khai mỏ than cũng là một ngành là ông Trump hứa hẹn nhiều, tuy nhiên gần như chưa có sự tăng trưởng công việc kể từ khi ông thành Tổng thống. Ngành này chỉ có thêm 600 công việc trong 6 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ Trump.
Bộ mặt kinh tế Mỹ sau 200 ngày đầu tiên ông Trump cầm quyền 12
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hàng quý của Mỹ qua các năm. Đơn vị: % – Nguồn: Business Insider.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn nằm trong xu hướng trước đó. Trong hai quý đầu tiên ông Trump nắm quyền, kinh tế Mỹ tăng 1,2% và 2,6% (màu đỏ). Chính quyền Trump đặt ra mục tiêu tăng trưởng 3%, nhưng từ đầu thập niên 2000 tới nay, kinh tế Mỹ thường tăng với tốc độ quanh ngưỡng 2%.

Theo VnEconomy

Welcome to Young MarCom World

X